Phòng & trị các bệnh đốm đen, nấm…trên ao nuôi Tôm cá bằng diệt khuẩn Glutaraldehyd nhập Mỹ

Việc sử dụng thuốc sát trùng để xử lý nước nuôi thủy sản là rất cần thiết, đặc biệt là trong nuôi thâm canh và trong các trường hợp xảy ra dịch bệnh. Việc vi khuẩn và nấm xuất hiện trong ao nuôi sẽ làm cho chất lượng nuôi trồng thủy sản giảm sút, sản lượng nuôi trồng sụt giảm.

Các điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn có hại phát triển trong ao nuôi:

  • Thời tiết bị biến đổi đột ngột (nắng nóng, mưa thất thường hoặc kéo dài).
  • Lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi.
  • Các bước xử lí, cải tạo ao ban đầu chưa hiệu quả, vi khuẩn và nấm vẫn còn tồn đọng trong ao và phát triển gây cho những vụ sau.
  • Do sử dụng các sản phẩm chưa tốt, chưa kiểm soát được chất lượng nước và đáy cũng như ức chế nấm và vi khuẩn có hiệu quả.

Vi khuẩn, nấm gây bệnh đốm đen trên Tôm trong nuôi trồng thủy sản

Các yếu tố tác động đến hiệu quả thuốc sát trùng trong thủy sản

  • Khi một chất khử trùng đặc biệt được cho vào nước, nó không chỉ phản ứng với vi sinh vật gây bệnh, mà còn với các tạp chất khác, chẳng hạn như các kim loại hòa tan, các hạt vật chất hữu cơ và vi sinh vật khác. Việc sử dụng chất khử trùng đối với các chất này tạo nên nhu cầu khử trùng nước. Nồng độ chất khử trùng được thêm vào nước được tính bởi tổng nhu cầu khử trùng cần thiết để tiêu diệt vi sinh vật và nồng độ chất khử trùng còn lại sau quá trình khử trùng. Do đó, để khử trùng nước một cách hoàn toàn, yêu cầu cần cung cấp một nồng độ chất khử trùng cao hơn nồng độ cần thiết để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
  • Sự tương tác: Một số hóa chất sát trùng có thể tương tác với một số thành phần khác có sẵn trong môi trường, hoặc tương tác với các hóa chất khác do sử dụng cùng lúc. Các tương tác này có thể có hại làm tăng độc tính hoặc làm mất hoạt tính, và đôi khi cũng có thể là tương tác có lợi làm cho việc sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
  • Mức độ ô nhiễm: Tình trạng ô nhiễm của nguồn nước sẽ quyết định thời gian cần tiếp xúc và nồng độ cần thiết của hóa chất sát trùng. Một số loại thuốc giảm tác dụng khi môi trường có nhiều cặn bã hữu cơ hoặc nồng độ vi sinh vật trong ao, do vậy liều sử dụng thực tế sẽ có sự tăng giảm đáng kể so với liều hướng dẫn trên nhãn.
  • Loại mầm bệnh: Mỗi loại thuốc sát trùng có khả năng tác động trên những mầm bệnh nhất định. Do vậy để có hiệu quả, người nuôi cần căn cứ vào phổ tác động của hóa chất để chọn đúng loại thuốc sát trùng theo mục đích mong muốn.
  • Các thông số môi trường: Các yếu tố hóa lý của môi trường nước như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ kiềm, độ cứng của nước đều có ảnh hưởng đến độc tính và hiệu quả của một số hóa chất sát trùng. Do đó người nuôi cần nắm được các thông số này và đặc tính của từng loại thuốc sát trùng trước khi quyết định chọn sử dụng một loại hóa chất nào đó để đạt được hiệu quả và độ an toàn cao nhất.
  • Sự an toàn: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, hóa chất sử dụng phải an toàn cho sức khỏe con người, sản phẩm không được gây tồn dư trong môi trường, gây độc cho tôm cá nuôi và gây độc cho người sử dụng. Từ yếu tố an toàn, một số hóa chất đã bị cấm sử dụng trong sản phẩm thủy sản, người nuôi cần tuân thủ theo qui định của pháp luật hiện hành

Các bệnh thường gặp ở tôm cá khi bị nhiễm vi khuẩn, nấm

  • Bệnh nấm ở mang cá
  • Bệnh đốm trắng, đốm đỏ, đốm đen ở tôm
  • Bệnh đen mang
  • Bệnh phồng mang, vàng mang
  • Bệnh nấm thủy mi trên da cá,…

Diệt khuẩn CN9000 :  hóa chất diệt khuẩn, diệt nấm từ Glutaraldehyd đậm đặc

Diệt khuẩn Ao nuôi Glutaraldehyd CN9000
Diệt khuẩn Ao nuôi Glutaraldehyd CN9000

DIỆT KHUẨN CN9000 VỚI 100% GLUTARALDEHYD 50% NHẬP KHẨU MỸ

Xuất xứ: USA

Quy cách: Chai 1l

Thành phầnGlutaraldehyde 50% (không chứa Formaldehyde)

Đặc điểm: Trong suốt, có mùi trái cây

Công dụng:

  • Glutaraldehyde 50% là dung dịch sát trùng, có tác dụng nhanh và phổ rộng, tác dụng mạnh trên vi khuẩn cả gram âm và gram dương, virus, tảo, nấm và cả bào tử vi khuẩn.
  • Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả ngoại ký sinh trùng, các bệnh về gan, xuất huyết, tuột nhớt, phù đầu, thối mang, đốm đỏ, đen mình, lang ben, các bệnh về đường ruột.

Cách sử dụng :

  • Xử lý định kỳ: 1kg/5.000 – 7.000 m3 nước, định kỳ 7-10 ngày/lần..
  • Diệt khuẩn nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh khi Tôm bị đốm đen, hồng thân, vỏ nhớt… : 1kg/3.000 m3– 4.000 m3 nước..
  • Sử dụng khi trời mát, chiều tối (khi nhiệt độ thấp), khi sử dụng cần chạy quạt nước
  • Tác động kém trong môi trường kiềm nên cần tăng liều khi ao xử lý vôi vào ngày trước đó; khi pH > 9, sử dụng không còn hiệu quả.

 

#dietkhuanchotom #dietkhuancn9000 #dietkhuanglutaraldehyd #hoachatdietkhuan #dietkhuannuocaotom #tombidomden

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *