Thành phần gồm nhiều loại vi sinh được tổng hợp từ các chủng Vi sinh có lợi, với nguyên lý cắt đứt nguồn thức ăn của Tảo, làm tảo mất nguồn dinh dưỡng và tự phân hủy. Đặc biệt, không ảnh hưởng đến nguồn nước, đất và Tôm, không tồn dư trong môi trường và gây ảnh hưởng đến môi trường như CuSO4. Tác dụng nhanh chỉ sau 2-3 lần sử dụng…
1. THÀNH PHẦN
- Acid Citric……………………………….36%
- Acid Tartaric……………………………..4%
- Acid Sorbic………………………………5%
- Acid Malid………………………………..4%
- Acid Fumalic…………………………….7%
- Yeast extract………………………….3,5%
- Peptone…………………………………3,5%
- Potassium Photphate………………..3%
- Sodium Citrate…………………………7%
- Bacillus…………………………………2,1%
- Enzyme Premix……………………..2,8%
- Sodium Saccharin…………………1,8%
- Potassium Chloride……………….1,5%
- Vanilla………………………………….8,8%
- Dextrose………………………………5%
- Saccharomyces Cerevisable…..5%
2. CÔNG DỤNG
- Cắt nguồn sống của Tảo ĐỘC trong ao bằng Enzym đặc hiệu có trong Agbio , đồng thời phân hủy xác tảo, bùn bã hữu cơ, khí độc ở trong ao.
- Gây màu nước hiệu quả tức thì sau 12h sử dụng(màu xanh lá cây hoặc màu trà)
- Ổn định các chỉ số môi trường của ao nuôi, kiềm chế được khí độc
3.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Sục khí 24h với 30lit nước + 2kg mật rỉ đường + 250g AGBIO rồi sử dụng sau 22h đêm, có thể ủ yếm khí trong 48-72 hoặc sục khí tùy ý
- Có thể sử dụng chung với Khoáng Dolomite với liều lượng 50kg/1000m3, hòa với nước và tạt vào khoảng 4h sáng, sau đó tạt vi sinh vào 22h đêm
- Tạt kèm 3kg đường ăn/1.000m3 ao nuôi để tạo nguồn Carbon, giúp vi sinh cạnh tranh dinh dưỡng với Tảo, giúp vi sinh phát huy được tối đa hiệu quả sau khi tạt.
- Cắt tảo độc 250g/ 3000m3 nước ao nuôi, vào 22h đêm
4. THAM KHẢO BÀI VIẾT CẮT TẢO BẰNG VÔI KẾT HỢP VI SINH
Khi tảo trong ao nuôi phát triển quá mức cần phải xử lý ngay, cắt tảo bằng vôi được xem là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh và an toàn, tuy nhiên tảo có thể phát triển trở lại nhanh chóng do ao dư thừa dinh dưỡng. Như vậy phải xử lý tảo bằng vôi như thế nào cho hiệu quả lâu dài?
Dùng vôi để cắt tảo như thế nào hiệu quả?
– Thông thường tảo phát triển quá mức là do dư thừa phospho trong ao nuôi, Nguyên nhân là phospho trong thức ăn tồn tại dưới dạng muối Phyrate và tôm không thể hấp thu được sẽ thải ra môi trường.
– Khi tảo phát triển quá mức đặc biệt là tảo lam, tảo sợi, tảo đỏ thì cần kiểm tra ngay độ đệm (bicacbonat), nếu hệ đệm cao thì chỉ cần thay nước ao vào ban đêm khoảng 30% nước để giảm tảo. Ngược lại, nếu hệ đệm thấp thì có thể xử lý dễ dàng: ngâm vôi nung hoặc vỏ sò lúc 2h chiều, đến khoảng 3h sáng thì mang tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000mnước, xử lý 2 ngày liên tiếp. Dùng vôi có thể giúp kết tủa giảm hàm lượng Phospho trong ao nuôi nhanh chóng, tảo sau đó cũng giảm xuống rất nhanh, sau khi tảo giảm có thể dùng vi sinh để ổn định tảo sẽ rất hiệu quả.
– Cần chú ý dùng vôi để cắt tảo trong những ao có lót bạt thì sáng hôm sau nên xiphông ngay để tránh trường hợp vôi lắng tụ dưới đáy dễ lên rong nhớt đáy áo.
Giải pháp ổn định tảo với chế phẩm vi sinh
– Các chế phẩm vi sinh sử dụng có chứa các chủng: Bacillus sp, Lactopacillus,… chúng có khả năng cạnh tranh sinh học với tảo, ngăn cản tảo phát triển quá mức, chính vì thế sau khi làm giảm lượng tảo trong ao bằng cách thay nước hoặc cắt tảo bằng vôi cần phải cấy vi sinh để ổn định tảo.
– Theo thời gian các vi sinh có lợi trong ao sẽ giảm dần và mất tác dụng, vì thế cần phải bổ sung định kỳ các chế phẩm vi sinh vào ao để duy trì sự căn bằng từ đó ngăn cản tảo phát triển trở lại.
– Một điều quan trọng khi sử dụng vi sinh đó là mật độ vi khuẩn có lợi trong sản phẩm, cho nên khi chọn sản phẩm vi sinh để sử dụng bà con cần chọn từ các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
– Quản lý cho ăn chặt chẽ, thường xuyên trộn các loại men tiêu hóa, vitamin C cho tôm để kích thích tiêu hóa, tăng đề kháng và hạn chế thức ăn dư thừa trong ao nuôi. Ngoài ra, có thể kết hợp vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy mùn bã hữu cơ, làm sạch nước ngăn chặn tảo độc phát triển, giúp tôm khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển tốt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.